Bánh tráng gạo Quảng Ngãi là một trong những đặc sản đặc biệt nổi tiếng và rất được ưa chuộng ở nhiều nơi. Bánh được chế biến từ bột gạo- hạt ngọc tinh túy của đất trời, qua nhiều công đoạn, và được ăn kèm với rất nhiều món ăn khác nhau.
1. Giới thiệu về bánh tráng Quảng Ngãi
Bánh tráng Quảng Ngãi có bánh kính lớn hơn và độ mỏng hơn so với bánh đa miền Bắc
Vì sự khác nhau cách gọi của các vùng miền, mà nhiều người vẫn thường nhầm lẫn: bánh tráng và bánh đa.Tuy nhiên, bánh đa của người Bắc sẽ có độ dày hơn, và bánh kính nhỏ hơn. Bánh tráng của người miền Trung sẽ có bánh kính lớn hơn và độ mỏng hơn.
Bánh tráng Quảng Ngãi được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo. Gạo làm bánh tráng phải là loại gạo cứng nguyên chất, đem ngâm trong nước khoảng vài giờ đồng hồ. Sau đó, đem xay thành chất lỏng, và cho các loại gia vị như: muối, bột ngọt, ớt, tiêu và mè, khuấy đều rồi tiến hành đổ bánh. Bánh tráng ngon hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, liều lượng gia vị và mè đóng vai trò tiên quyết.
Nhìn chung, tên gọi bánh tráng xuất phát từ công đoạn chủ yếu khi làm bánh là phải tráng mỏng. Bánh khi ăn sẽ có mùi thơm của mè, vị ngon của gạo hòa trộn các loại gia vị. Điểm cộng cho món bánh tráng Quảng Ngãi đó là: bánh được làm hoàn toàn từ bột gạo xay ra, và không dùng thêm bất kỳ các chất phụ gia hay hóa chất có hại khác.
2. Những làng nghề bánh tráng nổi tiếng tại Quảng Ngãi
Tại Quảng Ngãi có nhiều làng nghề bánh tráng nổi tiếng, lâu đời
Nghề làm bánh tráng được xem là một trong những nghề thủ công tại Quảng Ngãi. Vì hầu hết những công đoạn làm bánh đều trải qua bàn tay con người, chứ không sử dụng máy móc.
Bánh tráng có lịch sử lâu đời. Do đó, tại vùng đất Quảng, đã có những làng nghề bánh tráng nổi tiếng mà khi nhắc đến ai ai cũng biết. Các làng nghề làm bánh tráng cũng là nơi cung cấp chính cho thị trường tỉnh vào những dịp tết.
Làng nghề bánh tráng tại thôn Lâm Lộc Nam, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh
- Những người thợ làm bánh tráng ở đây đều có thâm niên với nghề trên 15 năm.
- Bánh tráng ở làng đặc biệt hạn chế sử dụng thiết bị máy móc hiện đại, để giữ nguyên hương vị đặc trưng của làng nghề.
Làng nghề bánh tráng tại thôn Phú Châu, xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành
- Bên cạnh các nghề thủ công “niêm yết” như: đan lát, chẻ đá, nề, mộc… nghề bánh tráng cũng được phát triển thịnh hành.
Làng nghề bánh tráng tại thôn Hiệp Phổ Trung, xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành
- Làng nghề truyền thống với 144 hộ, 400 lao động tham gia sản xuất, bánh tráng.
- Đây là nơi cung cấp chính dòng bánh tráng mỏng cho thị trường tỉnh.
3. Các loại bánh tráng Quảng Ngãi
Bánh tráng Quảng Ngãi có 2 loại chính: bánh tráng mè và bánh tráng mỏng
Để phục vụ cho nhu cầu ẩm thực của người dân xứ Quảng, các lò bánh tráng sẽ trình diện hai dòng sản phẩm chính là: bánh tráng mè và bánh tráng mỏng.
Bánh tráng mè
- Được đổ dày, mỏng tùy yêu cầu của người sử dụng.
- Trong bánh có các loại gia vị: ớt, tiêu, muối, và mè trắng hoặc mè đen.
- Bánh sau khi phơi khô sẽ mang nướng và ăn riêng hoặc dùng làm nguyên liệu ăn kèm với nhiều loại món khác.
- Có loại bánh tráng mè mỏng sẽ dùng để cuốn với thịt luộc, cá luộc, chả,…
Bánh tráng mỏng
- Đây là loại bánh chuyên dụng để gói ram.
- Món ram là món ăn thịnh hành tại Quảng Ngãi.Do đó, bánh tráng mỏng luôn được săn đón quanh năm.
- Những món: ram bắp, ram chả cá, ram tôm, ram đậu, ram thịt,… đều cần phải có nguyên liệu bánh tráng mỏng.
- Ngoài ra, bánh tráng mỏng cũng được sử dụng để cuốn thịt, cá, chả,…
Bên cạnh hai loại bánh truyền thống. Ngày nay, nhiều lò bánh tráng còn cập nhật thêm một số loại bánh tráng để phục vụ cho các quán ăn vặt.
4. Bánh tráng ăn với món gì?
Bánh tráng vừa là món ăn, vừa là nguyên liệu, phụ liệu để chế biến món ăn
Bánh tráng vừa là món ăn vừa là nguyên liệu, phụ liệu để chế biến món ăn của người Quảng Ngãi. Từ bữa cơm bình dân đạm bạc đến các tiệc cưới, giỗ chạp, giao đãi bạn bè. Từ các quán nhỏ nhà quê đến những nhà hàng sang trọng…bánh tráng đều sẽ xuất hiện riêng biệt hoặc trong những món ăn.
- Bánh tráng mè nướng là món ăn không bao giờ ngán. Khi nhai, bánh tráng phát ra âm thanh giòn rụm, vị ngọt của gạo và sự hấp dẫn của các loại gia vị.
- Bánh tráng mè nướng còn là phụ liệu ăn kèm với cháo, bún, đặc biệt là mì Quảng và don.
- Đối với các món gỏi như: gỏi cá trích, gỏi mít, gỏi đu đủ,… bánh tráng cũng góp phần giúp món ăn được hoàn hảo trong khẩu vị hơn.
- Bánh tráng mỏng vừa làm nguyên liệu cuốn với thịt luộc, rau sống, cá luộc rau sống vừa làm nguyên liệu gói các loại ram.
- Nhiều người còn sáng tạo trong cách ăn bánh tráng bằng việc: đem bánh tráng mè hoặc bánh tráng mỏng chiên trong dầu và ăn cùng tương ớt.
5. Những điều thú vị về bánh tráng Quảng Ngãi có thể bạn chưa biết
Bánh tráng ướt và bánh tráng nướng ăn cùng nhau gọi là bánh đập
Nếu bạn không phải là người bản địa hoặc không rành về món ăn này. Thì đây sẽ là những thông tin thú vị dành cho bạn xoay quanh món bánh đập Quảng Ngãi.
- Bánh tráng mè muốn ăn ngon, chỉ nên nướng dưới lửa than. Nướng bằng máy hoặc nướng ga sẽ làm hương vị bị mất đi ít nhiều.
- Bánh tráng mè và bánh tráng ướt có thể kết hợp ăn cùng nhau. Người Quảng Ngãi gọi là bánh đập- một đặc sản, điểm tâm sáng bình dân của mọi đối tượng.
- Một số cơ sở sản xuất bánh tráng sẽ cho thêm những nguyên liệu như: bột mì, bột đậu xanh để giúp bánh ít bị bể và dễ tráng mỏng. Tuy nhiên, bánh tráng được làm hoàn toàn từ bột gạo sẽ có hương vị chuẩn và ngon hơn.
- Để có được những tấm bánh thơm phức thì bánh phải phơi bằng ánh nắng tự nhiên. Tùy vào nhiệt độ ngoài trời và kinh nghiệm thì thời gian phơi ngoài nằng khác nhau. Sau khi phơi xong ngoài nắng thì phải đưa vào bóng râm để bánh không bị giòn và vỡ